Mục Lục
Khi còn nhỏ, nhiều bé trai gặp phải tình trạng bao quy đầu bị hẹp, hiện tượng này thường kết thúc khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên, chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ khá nghiêm trọng và các bậc phụ huynh chớ chủ quan. Nếu có các dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ cha mẹ không nên bỏ qua, hãy theo dõi và cho con đi khám, điều trị kịp thời.
Tại sao trẻ mắc bệnh hẹp bao quy đầu?
Thực tế, hầu hết các bé trai mới sinh đều bị hẹp bao quy đầu do lúc này phần da bao quy đầu và dương vật chưa có sự phân tách. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ tự hết khi bé trai được 5 tuổi (thời điểm quá trình phân tách hoàn thành).
Trường hợp trẻ trên 5 tuổi mà phần da bao quy đầu vẫn bọc lấy toàn bộ dương vật, không thể tuột xuống được khi “cậu nhỏ” cương cứng hoặc trong lúc đi tiểu thì rất có thể bé đã bị hẹp bao quy đầu.
Khá nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ, có thể do bé chưa được vệ sinh cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục sạch sẽ. Bên cạnh đó, hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ cũng xuất hiện do bẩm sinh.
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ như thế nào?
Theo số liệu thống kê, có đến 90% bé trai sinh ra có hiện tượng bao quy đầu bị hẹp và cần được theo dõi xem tình trạng này là do sinh lý hay bệnh lý. Dưới đâu là dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ trong trường hợp bình thường và bệnh lý:
✜ Hẹp bao quy đầu sinh lý ở trẻ
Đây là hiện tượng bình thường nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng bởi lúc này bao quy đầu đang giữ vai trò bảo vệ dương vật khỏi tác nhân gây hại từ môi trường ngoài. Khi bé trưởng thành thì bao quy đầu sẽ tự động tuột xuống và hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ phận sinh dục nam.
✜ Hẹp bao quy đầu bệnh lý ở trẻ
Dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ do bệnh lý thường khiến bé rất khó chịu. Cụ thể, khi con bị hẹp bao quy đầu bệnh lý, bố mẹ sẽ thấy quy đầu bé bị sưng đỏ, da bao quy đầu phủ kín dương vật, trẻ đau đớn khi chạm vào quy đầu và đã qua 1 tuổi nhưng bao quy đầu bé vẫn hẹp, không tự tuột xuống.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ gây ra những ảnh hưởng xấu gì?
Tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà về lâu dài còn tác động xấu tới khả năng sinh sản trong tương lai của trẻ. Dưới đây là những tác động điển hình bé trai dễ gặp khi có dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhưng không được can thiệp xử lý kịp thời:
Trẻ bị viêm quy đầu
Có thể nói, viêm quy đầu là tình trạng rất nhiều trẻ gặp phải nhất khi không phát hiện và khắc phục chứng hẹp bao quy đầu kịp thời, đúng cách. Bởi vì, các chất cặn bã và tế bào chết tích tụ quá nhiều mà không được loại bỏ hết ra ngoài lâu dần sẽ khiến quy đầu bị viêm nhiễm, sưng đau, ảnh hưởng tới sinh hoạt cũng như sức khỏe của bé trai.
Mắc bệnh viêm niệu đạo
Khi bao quy đầu quá hẹp, việc vệ sinh cơ quan sinh dục và bao quy đầu ở trẻ trở nên khó khăn hơn. Các loại vi khuẩn sẽ tận dụng cơ hội này để tấn công, sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Chúng không chỉ tồn tại trong bao quy đầu mà còn sinh sôi ở các vùng khác, trong đó có niệu đạo. Hậu quả là khiến trẻ bị viêm nhiễm niệu đạo, đây là tình trạng rất nghiêm trọng.
Khi vi khuẩn tấn công niệu đạo, bựa sinh dục rất dễ hình thành, tích tụ lại và dẫn đến các vấn đề như: viêm nhiễm bàng quang, thậm chí viêm thận.
Gây nghẹt bao quy đầu
Tình trạng này xảy ra trong trường hợp không thể kéo da bao quy đầu trở lại như bình thường. Nếu bị nghẹt bao quy đầu, máu không thể lưu thông tốt tại khu vực này, những biến chứng bệnh nhân có nguy cơ mắc phải đó là vùng da bao quy đầu sưng tấy hoặc quy đầu bị hoại tử.
Chắc hẳn các bậc phụ huynh đã phần nào hiểu được mức độ nghiêm trọng của chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ. Để bảo vệ sức khỏe cho con, bố mẹ nên quan tâm theo dõi dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ và xử lý kịp thời tình trạng này.
Cách xử lý khi trẻ bị hẹp bao quy đầu
Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều cha mẹ khi nghi ngờ hoặc nhận thấy con có dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng bởi tình trạng này có thể xử lý hiệu quả bằng nhiều biện pháp. Tùy vào tình trạng hẹp bao quy đầu mà bé gặp phải mà có cách can thiệp phù hợp để cải thiện tình hình:
Kéo da bao quy đầu
Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý thì các bậc phụ huynh có thể thực hiện kéo da bao quy đầu cho con tại nhà theo quy trình như sau:
- Bước 1: Thoa chất bôi trơn lên dương vật của bé (có thể sử dụng Baby Oil, sáp Vaseline hoặc các loại tinh chất dưỡng thể loại lành tính, chuyên dùng cho trẻ em).
- Bước 2: Dùng tay kéo nhẹ nhàng phần da bao quy đầu ra phía trước, cố gắng kéo càng da càng tốt. Các bậc phụ huynh nên thực hiện nhiều lần thao tác này.
- Bước 3: Từ từ kéo ngược da bao quy đầu lại phía sau và giữ nguyên trong vài phút. Thao tác này cần thực hiện cẩn thận và nhẹ nhàng nhất có thể để tránh làm đau trẻ.
Lưu ý: Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày và ít nhất trong vòng 1 – 2 tháng. Có thể thay đổi môi trường thực hiện bằng cách ngâm trẻ trong nước ấm để làn nước phân tán tư tưởng, sự chú ý của bé, giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu và hợp tác hơn. Nếu sau 2 tháng thực hiện mà kết quả không như mong đợi, cha mẹ cần thay thế biện pháp khác.
Thoa thuốc hẹp bao quy đầu ở trẻ
Nếu cách nêu trên không mang lại hiệu quả tích cực thì các bậc phụ huynh có thể bôi thêm thuốc (thường là thuốc mỡ chứa steroid) trong quá trình thực hiện kéo da bao quy đầu trẻ tại nhà. Nhưng cần lưu ý là trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Thường thì thuốc bôi hẹp bao quy đầu ở trẻ em sẽ là loại thuốc mỡ Betamethasone 0.05%, có công dụng thúc đẩy quá trình căng da, giúp phần da bao quy đầu trở nên mỏng và dễ kéo căng hơn. Các bậc phụ huynh có thể sử dụng thuốc kết hợp với thao tác kéo da bao quy đầu như đã hướng dẫn chi tiết ở trên.
Chỉ khác là khi thực hiện sẽ bôi một lượng thuốc mỡ vừa đủ vào cả phần bên trong và phần ngoài của bao quy đầu. Kiên trì thực hiện liên tục 2 – 3 lần mỗi ngày và ít nhất trong 3 tháng. Sau thời gian này, tình trạng không được cải thiện thì cha mẹ có thể nghĩ đến can thiệp ngoại khoa.
Nong bao quy đầu
Một số bé trai có dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể được chỉ định phẫu thuật nong bao quy đầu. Các bậc phụ huynh hoàn toàn yên tâm bởi quy trình kỹ thuật này rất đơn giản và thực hiện nhanh chóng, sau 3 – 5 phút là có thể kết thúc ca tiểu phẫu. Vấn đề quan trọng là sau khi thực hiện tiểu phẫu xong, các bậc phụ huynh cần theo dõi chặt chẽ và chăm sóc cẩn thận vết thương vì lúc này bé có thể bị đau, chảy máu ở phần quy đầu.
Cắt bao quy đầu ở trẻ
Với những trẻ lớn, bước vào độ tuổi dậy thì mà da bao quy đầu quá khít, các kỹ thuật trên khó thực hiện và không mang lại hiệu quả thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cắt bỏ bao quy đầu. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê xung quanh cơ quan sinh dục nam, chuẩn bị dụng cụ y khoa rồi bắt đầu tiến hành cắt, mở rộng phần da bao quy đầu và loại bỏ vòng hẹp. Thường thì phương pháp phẫu thuật này sẽ gây sưng, đau ở dương vật, nhưng nếu được chăm sóc sau hậu phẫu đúng cách trẻ người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục.
Tóm lại, hẹp bao quy đầu là một hiện tượng thường gặp ở các bé trai với nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nhận thấy con có các dấu hiệu hẹp bao quy đầu ở trẻ cha mẹ không nên bỏ qua, đặc biệt khi bé có triệu chứng viêm sưng, đau ở dương vật. Lúc này, cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Trường Hải thông qua Hotline: 0961300273 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm giải đáp chi tiết và hỗ trợ chu đáo nhất.