Mục Lục
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý khá phổ biến và gây ra nhiều bất tiện, phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Không chỉ vậy, căn bệnh này còn có nguy cơ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe khi không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Vậy, dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh viêm đường tiết niệu ở nam giới qua bài viết sau đây.
Tìm hiểu về viêm đường tiết niệu là bệnh gì?
Các cơ quan thuộc hệ tiết niệu bao gồm: niệu đạo, bàng quang, niệu quản và thận. Trong đó, thận đóng vai trò lọc máu và chất thải ra khỏi máu, các chất điện giải cùng sản phẩm chuyển hóa đạm để hình thành nước tiểu. Thông qua ống lọc ở trong thận, nước tiểu sẽ cô đặc dần và theo niệu quản vận chuyển đến dự trữ ở bàng quang. Tại đây, khi lượng nước tiểu đầy sẽ tạo thành phản xạ gây co thắt cơ thành bàng quang gây ra cảm giác buồn tiểu và đi tiểu tiện ra bên ngoài thông qua đường niệu đạo.
Ở điều kiện bình thường, nước tiểu vô trùng và không gây nên nguy hại gì. Tuy nhiên, nó sẽ gây nên tình trạng nhiễm khuẩn đường tiểu khi bị vi khuẩn, virus hoặc nấm xâm nhập, đây chính là bệnh viêm đường tiết niệu.
Viêm tiết niệu là bệnh lý rất phổ biến ở nam và nữ giới trong mọi độ tuổi, đặc biệt là những đối tượng có thói quen thường xuyên nhịn tiểu lâu, vệ sinh vùng kín sai cách hoặc không sạch sẽ, sinh hoạt tình dục thiếu lành mạnh,…
Bản chất của bệnh lý này là lành tính, chủ yếu gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống do các triệu chứng, dấu hiệu viêm đường tiết niệu gây nên. Thế nhưng, khi không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp, bệnh sẽ diễn tiến nhanh, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của người bệnh như: nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu, hẹp niệu đạo,… thậm chí đe dọa đến khả năng sinh sản và tính mạng của nam giới.
Các dấu hiệu viêm đường tiết niệu đặc trưng ở nam giới
Hầu hết những bệnh nhân nam bị viêm đường tiết niệu đều gặp những triệu chứng, dấu hiệu sau:
Tiểu đau buốt, tiểu rắt
Tình trạng viêm đường tiểu khiến người bệnh khó chịu, đau đớn, có cảm giác nóng rát mỗi khi đi tiểu (gọi là tiểu buốt). Bên cạnh đó, nam giới còn thường xuyên buồn tiểu nhưng khi đi tiểu lại ra rất ít do đường tiết niệu bị sưng, đường tiểu bị co hẹp khiến nước tiểu không thể đẩy hết ra ngoài (gọi là tiểu rắt).
Buồn tiểu liên tục, số lần đi tiểu tăng
Một trong những dấu hiệu viêm đường tiết niệu dễ nhận biết nhất đó là số lần đi tiểu tiện trong ngày. So với người bình thường thì người bị viêm đường tiết niệu buồn tiểu liên tục nên đi tiểu rất nhiều lần, kể cả vào ban đêm. Thậm chí có một số trường hợp người bệnh không thể kiểm soát được việc tiểu tiện.
Nước tiểu đục và có lẫn máu
Nước tiểu của người mắc bệnh viêm đường tiết thường đục, có mùi khai và thậm chí còn lẫn cả máu khiến nước tiểu có màu đỏ hoặc màu nâu do vi khuẩn làm tổn thương hệ tiết niệu gây ra tình trạng xuất huyết niêm mạc.
Đau lưng, đau ở bụng
Khi đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở khu lực lưng và háng. Một số trường hợp bệnh nhân cũng có thể xuất hiện dấu hiệu viêm đường tiết niệu là đau bụng dữ dội và bị chuột rút.
Sốt cao và mệt mỏi
Nếu vi khuẩn lây lan gây nhiễm trùng thận, người bệnh có thể bị sốt cao bất thường hoặc cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh, rét run, suy nhược cơ thể, buồn nôn,…
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm đường tiết niệu
Đừng quá lo lắng về bệnh viêm đường tiểu vì ngay khi phát hiện ra những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh được thăm khám và chữa trị kịp thời bằng phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh thì sẽ không bao giờ bệnh có thể tiến triển nặng gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Chẩn đoán viêm tiết niệu bằng phương pháp nào?
Bên cạnh dựa vào các dấu hiệu viêm đường tiết niệu lâm sàng, để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:
● Phân tích mẫu nước tiểu: Bác sĩ chuyên khoa sẽ lấy mẫu nước tiểu của người bệnh để phân tích tế bào bạch cầu, hồng cầu hoặc vi khuẩn gây bệnh. Người bệnh cần lau sạch bộ phận sinh dục bằng giấy sát trùng và lấy mẫu nước tiểu giữa dòng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
● Cấy nước tiểu: Phương pháp xét nghiệm này được thực hiện sau khi phân tích mẫu nước tiểu, giúp bác sĩ biết được loại vi khuẩn gây viêm đường tiết niệu, từ đó sử dụng loại thuốc điều trị phù hợp.
● Nội soi bàng quang: Bác sĩ sẽ dùng một ống dài, mỏng và có thấu kính để quan sát bên trong niệu đạo, bàng quang của người bệnh.
● Chẩn đoán hình ảnh đường tiết niệu: Nếu người bệnh có dấu hiệu viêm đường tiết niệu tái phát thường xuyên và bác sĩ nghi ngờ do bất thường cấu trúc hệ niệu thì sẽ được chỉ định làm siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT) hay cộng hưởng từ (MRI) để tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Hướng điều trị viêm đường tiết niệu
Các phương pháp điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm và dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở người bệnh:
● Viêm đường tiết niệu đơn giản: Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị viêm đường tiết niệu là Ceftriaxone, Cephalexin, Fosfomycin, Trimethoprim, Nitrofurantoin. Nhóm thuốc kháng sinh Fluoroquinolones như Ciprofloxacin, Levofloxacin và các loại thuốc kháng không được khuyến cáo sử dụng cho trường hợp nhiễm trùng tiết niệu đơn giản vì rủi ro khi dùng quá lớn. Trong trường hợp nhiễm trùng diễn biến phức tạp hoặc nhiễm trùng xảy ra ở thận, bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc Fluoroquinolones nếu không có sự lựa chọn điều trị nào khác.
● Viêm đường tiết niệu tái phát: Trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp điều trị chuyên biệt như dùng thuốc kháng liều thấp (liệu trình 6 tháng hoặc lâu hơn), một liều kháng sinh duy nhất sau khi quan hệ tình dục (nếu tình trạng viêm đường tiết niệu liên quan đến hoạt động tình dục),…
● Viết đường tiết niệu nặng: Đối với bệnh nhân có dấu hiệu viêm đường tiết niệu nặng thì có thể điều trị bằng những loại thuốc kháng sinh đã đề cập ở trên và tiêm tĩnh mạch tại cơ sở y tế.
Trong quá trình điều trị, bệnh cạnh tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và loại thuốc sử dụng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
✛ Hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian điều trị bệnh viêm đường tiết niệu cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.
✛ Không nên tắm bồn bồn và chú vệ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là cơ quan sinh dục sau khi đi đại tiện, tiểu tiện.
✛ Nên duy trì lối sống lành mạnh và xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Uống nhiều nước mỗi ngày và tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích.
✛ Người bệnh không nên nhịn tiểu tiện và đại tiện quá lâu, có thể theo dõi màu sắc của chất thải và thông báo ngay cho bác sĩ nếu thấy biểu hiện khác thường.
Hy vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ về viêm đường tiết niệu là bệnh gì? Và dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở nam giới như thế nào? Nếu nghi ngờ về sự xuất hiện của bệnh viêm đường tiết mà chưa biết làm cách nào để xác định chính xác, bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ phòng khám Đa khoa Trường Hải thông qua Hotline: 0961300273 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<<. Các chuyên gia y tế của chúng tôi luôn sàng sàng tư vấn và chia sẻ những thông tin hữu ích về sức khỏe, giúp bạn loại bỏ các vấn đề đang hoang mang, lo lắng.