Mục Lục
Tác nhân gây mụn rộp sinh dục có thể gây bệnh ở nhiều vị trí trên cơ thể như: môi lớn, môi bé, dương vật, vùng miệng,… Nhưng ở bài viết này chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về mụn rộp sinh dục ở miệng: biểu hiện và cách điều trị bệnh hiệu quả đến bạn đọc.
Mụn rộp sinh dục ở miệng là bệnh gì?
Mụn rộp sinh dục ở miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus Herpes Simplex type 1 (HSV – 1) gây ra. Virus này tồn tại ở những người đã từng mắc bệnh, khi bạn tiếp xúc trực tiếp hoặc ăn uống chung, sử dụng chung đồ dùng cá nhân, quan hệ tình dục bằng miệng,… với họ sẽ bị lây nhiễm. Chúng sẽ xâm nhập trực tiếp vào cơ thể thông qua các con đường như vùng da xung quanh, bên trong khoang miệng và gây bệnh.
Khi người khỏe mạnh tiếp xúc với chất dịch nhầy của mụn rộp từ người bệnh cũng sẽ dẫn đến lây nhiễm. Đối với trẻ em, bố mẹ bị bệnh thường lây virus HSV cho con theo cách này. Các biểu hiện của bệnh mụn rộp sinh dục có thể tự khỏi nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, khi gặp môi trường thuận lợi, virus HSV hoàn toàn có thể sinh sôi, phát triển và tiếp tục gây nên tình trạng mụn rộp sinh dục ở miệng. Một số điều kiện phải kể đến như: hệ miễn dịch yếu, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài, stress, áp lực, mắc các bệnh lý về răng miệng,…
Dấu hiệu nhận biết mụn rộp sinh dục ở miệng
Sau khi nhiễm virus HSV – 1, cơ thể người bệnh sẽ trải qua 3 giai đoạn với những triệu chứng, biểu hiện khác nhau.
Giai đoạn 1: Nhiễm trùng tiên phát
Virus HSV – 1 thường xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết trầy xước ở trên da. Sau thời gian virus sinh sản và phát triển (khoảng 3 – 6 ngày), người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như:
- Môi bắt đầu có dấu hiệu ngứa ran, đau rát và khó chịu trước khi nhiễm trùng khởi phát.
- Sau đó ở vùng môi, bên trong khoang miệng và lưỡi có thể xuất hiện các vết lở loét, vết sưng đỏ,…
- Sau một thời gian, các nốt mụn nước sẽ xuất hiện xung quanh vết loét tạo thành từng mảng.
- Vết loét ban đầu thường có dấu hiệu rỉ dịch vàng nhạt sau khoảng 3 ngày. Sau đó dịch đọng lại trên da tạo thành lớp mài màu vàng nâu đặc trưng, chúng dần khô lại và bong ra khỏi mô da.
- Các vết loét do mụn rộp sinh dục có thể xảy ra ở môi, lưỡi, vòm miệng, nướu, cổ họng,… Nếu xuất hiện bên trong khoang miệng, người bệnh có thể gặp tình trạng đau nướu, khó nuốt, chảy máu chân răng,…
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải triệu chứng sưng hạch bạch huyết ở cổ, đau cơ, đau khớp, sốt, mệt mỏi,…
Tuy nhiên, ở một số trường hợp bị nhiễm trùng do virus HSV – 1 gây ra thường không xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tiềm ẩn
Từ vị trí xâm nhập, virus HSV – 1 có thể lây lan sang các cơ quan khác thông qua tế bào thần kinh. Sau giai đoạn nhiễm trùng tiên phát, mầm bệnh sẽ trú ngụ ở các cơ quan trong cơ thể người bệnh dưới dạng tiềm ẩn (không hoạt động).
Giai đoạn 3: Nhiễm trùng tái phát
Khi có điều kiện thích hợp, virus HSV có thể hoạt động trở lại và gây ra các triệu chứng tương tự như ở giai đoạn tiên phát. Tuy nhiên, so với nhiễm trùng tiên phát, các triệu chứng tái phát của bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng có mức độ nhẹ và thời gian phục hồi nhanh hơn (khoảng 3 – 7 ngày).
Mụn rộp sinh dục ở miệng điều trị bằng phương pháp nào?
Hiện nay vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị tận gốc virus HSV – 1 gây mụn rộp sinh dục ở miệng. Tuy nhiên, nếu sử dụng thuốc cũng như chăm sóc đúng cách, mầm bệnh sẽ bị ức chế và chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, virus HSV – 1 hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng hay ảnh hưởng nào đến sức khỏe của người bệnh.
Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng chỉ có tác dụng hỗ trợ cơ thể ức chế virus HSV -1 và cải thiện các triệu chứng đi kèm. Chẳng hạn như:
✜ Thuốc kháng virus (Valacylovir, Famciclovir, Aciclovir,…): Những loại thuốc này có tác dụng ức chế một số loại virus nhóm Herpes ở người như virus HSV – 1, Varicella Zoster, Cytomegalovirus,… Thuốc kháng virus có thể được bác sĩ kê đơn sử dụng trong giai đoạn nhiễm trùng tiên phát hoặc tái phát của bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng.
✜ Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol): Nhiễm trùng do virus HSV có thể khiến thân nhiệt tăng cao và làm phát sinh một số triệu chứng đi kèm như đau cơ, đau khớp, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết,… Thuốc Paracetamol được sử dụng nhằm mục đích khắc phục các triệu chứng toàn thân do virus HSV – 1 gây ra.
✜ Thuốc kháng Histamine H1: Với những trường hợp bệnh nhân có triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng Histamine H1 để cải thiện tình trạng này.
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ về thời gian, liều lượng và loại thuốc sử dụng. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng hoặc lạm dụng bất cứ loại thuốc nào vì có thể khiến bệnh tiến nặng hơn và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể áp dụng một số phương pháp điều trị mụn rộp sinh dục ở miệng tại nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như dùng nước súc miệng hay chườm khăn ướt để giảm sưng đau, tấy đỏ.
Cách phòng ngừa mụn rộp sinh dục ở miệng tái phát
Bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng không thể chữa khỏi hoàn toàn và dứt điểm. Sau khi điều trị, virus HSV – 1 sẽ tiềm ẩn bên trong các tế bào thần kinh ở dạng không hoạt động và có thể bùng phát trở lại khi có điều kiện thích hợp. Do đó, người bệnh cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa từ sớm để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh mụn rộp sinh dục ở môi, miệng:
☑ Không nên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời quá lâu, đặc biệt là vùng miệng, môi. Nếu có thể hãy sử dụng kem chống nắng chuyên biệt cho các vùng da này.
☑ Không nên tiếp xúc và có cử chỉ thân mật với những người đang mắc bệnh mụn rộp sinh dục ở môi, miệng.
☑ Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là ly nước, bàn chải đánh răng,…
☑ Các loại thực phẩm kích thích bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng tái phát trở lại và gây dị ứng nên dừng hoặc hạn chế sử dụng tối đa. Chẳng hạn như cà phê, đồ uống chứa cồn, thuốc lá, thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo bão hòa, gia vị cay nóng,…
☑ Loại bỏ những tác nhân có hại phát triển bằng cách vệ sinh cá nhân, quần áo thường xuyên, rửa tay sạch sẽ. Đồng thời, tạo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ không để vi khuẩn, virus phát triển.
☑ Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh sớm và có hiện pháp điều trị kịp thời.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về mụn rộp sinh dục ở miệng: biểu hiện và cách điều trị bệnh. Căn bệnh này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng lại tác động tiêu cực tới cuộc sống và giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Vì thế, khi có dấu hiệu nghi ngờ bị mụn rộp sinh dục ở môi, miệng, bạn nên thực hiện thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như tránh lây nhiễm cho mọi người xung quanh.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh mụn rộp sinh dục ở miệng, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Trường Hải thông qua số Hotline: 0961300273 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế dày dặn kinh nghiệm giải đáp rõ ràng và hỗ trợ chu đáo nhất.