Theo thống kê, có khoảng 15% nam giới trưởng thành mắc phải bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh với nhiều mức độ khác nhau. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin chi tiết về giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: dấu hiệu và cách chữa trị đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì?

Hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được mô tả là tình trạng các tĩnh mạch sau, tĩnh mạch trong và tĩnh mạch bìu ở người đàn ông bị căng giãn. Trong khi đó, hầu hết nam giới mắc bệnh đều không nhận biết bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể. Vì thế, trường hợp phát hiện bệnh giãn tĩnh mạch thừng sớm thường rất ít, đồng thời người bệnh thường vô tình đi khám vô sinh và biết được vấn đề sức khỏe của mình. 

Theo các chuyên gia, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh chia thành 5 cấp độ và nam giới mắc bệnh lý này vẫn có thể điều trị được để cải thiện vấn đề khó khăn trong việc sinh sản. Tuy nhiên, tùy vào cấp độ bệnh ở mỗi người mà các phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Vậy, giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 là bệnh như thế nào? Điều trị bằng phương pháp gì? 

Biểu hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 chính là giai đoạn sớm của bệnh, ít có triệu chứng rõ ràng hoặc dấu hiệu không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nam khoa khác. Nam giới thường chỉ phát hiện bị giãn tĩnh mạch thừng tinh khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 3 trở đi. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Dấu hiệu và cách chữa trị

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 thường không có triệu chứng rõ ràng

Đối với giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1, người bệnh có thể trải qua cảm giác đau nhẹ hoặc ngứa râm ran ở vùng da bìu. Quan sát vùng bìu trong giai đoạn gần như không thấy bất kỳ dấu hiệu khác lạ nào, đôi khi nam giới có thể thấy một ít tĩnh mạch nhỏ nổi lên nhưng rất khó quan sát được. 

Một số trường hợp khác, người bệnh có thể phát hiện bị giãn tĩnh mạch thừng tinh khi đi thăm khám siêu âm. Khi bệnh tiến triển sang cấp độ nặng thì các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh mới bộc lộ rõ ràng, dễ nhận biết hơn. Tuy nhiên có một số trường hợp nam giới sống chung với tình trạng này cả đời nhưng không có biểu hiện bất thường nào.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1 có nguy hiểm không?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 là giai đoạn sớm của bệnh và thường không có triệu chứng rõ ràng nên tương đối không gây mối nguy hiểm đáng kể cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách, bệnh sẽ chuyển biến sang cấp độ nặng và gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe nam giới: 

Gây teo tinh hoàn

Khi tĩnh mạch thừng tinh bị căng giãn sẽ làm gián đoạn quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng đến sự phát triển về kích thước tinh hoàn của bên tổn thương. Khiến tinh hoàn này có kích thước teo nhỏ dần và người bệnh có thể sờ hoặc nhìn thấy sự thay đổi này khi so sánh với bên tinh còn không bị bệnh. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Dấu hiệu và cách chữa trị

Giãn tĩnh mạch thừng tinh kéo dài sẽ gây teo tinh hoàn và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới

Suy giảm chức năng sinh lý

Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể làm suy giảm hormone sinh dục ở nam giới. Liên tục kéo dài tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và đời sống tình dục của cánh mày râu.  

Không chỉ vậy, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh khiến máu ứ trệ tại vùng bìu mà không được đưa về các tĩnh mạch phía trên như bình thường nên khiến cho nhiệt độ ở cơ quan này tăng lên 2 – 3 độ (bình thường khoảng 33 – 34 độ C),  gây ảnh hưởng rõ rệt tới chức năng sinh lý của nam giới. 

Tăng nguy cơ vô sinh 

Nếu không chữa trị kịp thời nam giới có thể phải đối mặt với tình trạng vô sinh. Do các tác động của bệnh như teo nhỏ tinh hoàn, tăng nhiệt vùng bìu do máu ứ đọng không lưu thông được vì tĩnh mạch thừng tinh bị giãn, từ đó khiến tinh hoàn chết dần, ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 như thế nào?

Các triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 thường được kiểm soát bằng biện pháp chườm đá giảm sưng viêm hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Đồng thời, người bệnh cần hạn chế mặc đồ lót bó sát, quá chật để tránh làm giảm lượng máu lưu thông gây tự máu bầm. 

Tuy nhiên, trong trường hợp các triệu chứng bệnh trở nặng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh. Các phương pháp phổ biến và an toàn để thắt tĩnh mạch thừng tinh được áp dụng hiện nay bao gồm: 

Phương pháp nút mạch

Trong quá trình điều trị bệnh theo phương pháp này, thay vì loại bỏ búi tĩnh mạch thừng tinh bị căng giãn, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nhằm chặn dòng máu vận chuyển đến các tĩnh mạch bị giãn. Đồng thời, dưới sự hướng dẫn của tia X-quang, một ống kim có kích thước nhỏ (ống catheter) được đưa vào tĩnh mạch ở vùng háng phải rồi luồn lên tĩnh mạch trung, sau đó đi qua bên trái. Cuối cùng, chọn lọc và tiến hành nút mạch tĩnh mạch thừng tinh bị căng giãn. 

Phẫu thuật mổ hở

Với phương pháp này, bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch trực tiếp trên bìu, háng hoặc vùng bụng dưới để tìm và buộc các tĩnh mạch bị giãn. Phương pháp điều trị này hiện nay không còn được dùng nhiều vì dễ gây sẹo và thời gian hồi phục bệnh lâu. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Dấu hiệu và cách chữa trị

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1 nếu tiến triển nặng thì cần phải can thiệp ngoại khoa 

Phẫu thuật nội soi

Bác sĩ chuyên khoa sẽ rạch một đường nhỏ trên bụng của người bệnh để đưa ống nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào bên trong, sau đó cắt búi tĩnh mạch bị giãn. Phương pháp nội soi giúp bác sĩ hình dung được tình trạng thực tế bên trong các tĩnh mạch thừng tinh và điều trị được các triệu chứng bệnh một cách an toàn. 

Để bảo vệ vết mổ và giúp bệnh tình nhanh chóng hồi phục, người bệnh cần lưu ý một số đề sau:

  • Đảm bảo giữ gìn vệ sinh và làm sạch vết mổ theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Bên cạnh đó, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác về liều lượng, thời gian và loại thuốc.
  • Nếu vùng bìu có biểu hiện sưng, nam giới có thể sử dụng khăn lạnh để chườm lên.
  • Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong vòng 15 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật. 
  • Không nên tham gia các bộ môn thể thao phải gắng sức hoặc với cường độ cao như chạy nhanh, đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền,… Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được bưng bê, mang vác vật nặng hoặc vận động, hoạt động thể lực quá sức. 
  • Khi đi tiểu không nên cố rặn mạnh, nếu gặp khó khăn khi đi đại tiện người bệnh có thể tham khảo bác sĩ việc sử dụng một số loại thuốc làm mềm phân.
  • Không được sử dụng các chất kích thích, thuốc lá và các loại đồ uống chứa cồn như rượu, bia,… 
  • Nam giới tuyệt đối không được ngâm mình trong bồn tắm hoặc đi bơi sau khi phẫu thuật điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh ít nhất 10 ngày. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: dấu hiệu và cách chữa trị. Thông thường, giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1 không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh khó phát hiện được mình mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu bệnh không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó không thể không có nguy cơ vô sinh. Vì thế, để phát hiện sớm bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới nên đi thăm khám nam khoa tổng quát định kỳ.

Nếu còn thắc mắc gì về giãn tĩnh mạch thừng tinh, phương pháp điều trị bệnh, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Trường Hải thông qua Hotline: 0220 653 3666 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm giải đáp rõ ràng và hỗ trợ chu đáo nhất.