Mục Lục
Muốn xác định căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không cần quan sát thêm các triệu chứng đi kèm. Bởi tình trạng căng tức bụng dưới có thể do nhiều vấn đề nguyên nhân gây ra. Xác định rõ nguyên nhân gây căng tức bụng dưới là rất cần thiết để có biện pháp can thiệp đúng đắn.
Bị căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?
Căng tức bụng dưới là dấu hiệu thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Tình trạng này có thể do nhiều yếu tố tác động gây nên. Trường hợp trước đó có quan hệ tình dục và không dùng biện pháp tránh thai nào thì nhiều chị em thường lo lắng, băn khoăn liệu căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không?
Theo chia sẻ từ các bác sĩ sản phụ khoa, căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không thì đây là một trong những biểu hiện của thai kỳ phổ biến. Sở dĩ, việc mang thai thường khiến vùng bụng dưới của nữ giới có cảm giác căng tức là do quá trình phôi thai làm tổ ở tử cung gây ra. Cảm giác căng, đau tức bụng thường kéo dài âm ỉ khoảng một vài ngày rồi biến mất.
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng căng tức vùng bụng dưới có thể liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe. Một trong số đó là vấn đề về bệnh lý, chẳng hạn như do bệnh viêm ruột thừa, u xơ tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu,… gây ra.
Ngoài ra, trên thực tế cũng có không ít trường hợp bị căng tức bụng dưới kéo dài là do thai phát triển bên ngoài dạ con. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm, do đó chị em nữ giới cần hết sức chú ý. Tốt nhất khi gặp tình trạng căng tức bụng dưới nghi ngờ có liên quan đến thai kỳ, nữ giới nên mua que thử thai về kiểm tra, sau đó chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Căng tức bụng dưới khi nào là biểu hiện của thai kỳ?
Như đã đề cập ở trên, căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không thì đây là một biểu hiện sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, triệu chứng căng tức bụng dưới còn là dấu hiệu thường gặp của nhiều bệnh lý khác.
Chính vì vậy, để xác định chính xác căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai hay không thì nữ giới cần quan sát và theo dõi các biểu hiện cảnh báo thai kỳ khác. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết sớm thai kỳ thường gặp bên cạnh triệu chứng căng tức vùng bụng dưới:
Chảy máu báo thai
Cùng với tình trạng căng tức bụng dưới thì chảy máu báo thai cũng là biểu hiện sớm nhất của thai kỳ. Theo số liệu thống kê, có khoảng 20% phụ nữ biết mình mang thai dựa vào dấu hiệu ra máu báo thai.
Triệu chứng ra máu báo thai xuất hiện sớm nhất vào khoảng 6 – 7 ngày sau khi thụ thai thành công. Đặc điểm của máu báo thai sẽ khác hoàn toàn so với máu trong kỳ kinh nguyệt hàng tháng của nữ giới. Thường máu báo thai chảy rất ít, diễn ra trong 1 – 2 ngày và có màu đỏ nhạt, hồng hoặc nâu đậm. Trong nhiều trường hợp chỉ để lại một vệt máu nhỏ dính ở đáy quần lót của nữ giới.
Bị mất kinh nguyệt
Chậm kinh nguyệt cũng là biểu hiện giúp nữ giới xác định căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai? Tình trạng này thường xảy ra sau khi có sự thụ thai thành công khoảng 2 đến 3 tuần. Nếu bị đau bụng dưới đi kèm với hiện tượng trễ kinh nhiều ngày thì khả năng cao là đã có một “thiên thần nhỏ” hình thành trong bụng nữ giới.
Buồn nôn, nôn ói
Cảm giác buồn nôn, nôn ói là những dấu hiệu phổ biến ở những tháng đầu của thai. Triệu chứng ốm nghén thường có xu hướng xuất hiện dày đặc vào khoảng tuần thai thứ 9. Nguyên nhân chính được lý giải là do các hormone bên trong cơ thể nữ giới có sự thay đổi đột ngột gây nên.
Triệu chứng buồn nôn, nôn ói thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng. Tuy nhiên, các mẹ bầu cũng có thể gặp nó ở bất kỳ thời điểm khác trong ngày. Cảm giác buồn nôn thường tăng lên khi mẹ ngửi thấy mùi lạ hay mùi quá nặng.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
Để nhận biết căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không thì nữ giới nên chú ý thêm đến thể trạng của bản thân. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi chính là một trong những triệu chứng điển hình của thai kỳ.
Nguyên nhân của tình trạng sức khỏe thai kỳ này được lý giải là do nồng độ hormone progesterone sẽ đột ngột tăng cao khi mang thai. Bên cạnh đó, người mẹ cũng cần tiêu thụ năng lượng tích cực hơn để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Vì vậy mà mẹ bầu thường có cảm giác mệt mỏi giống như khi hoạt động gắng sức.
Tăng cảm giác thèm ăn
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng của người mẹ sẽ tăng lên nhằm đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Và đây cũng được cho là nguyên nhân khiến các mẹ bầu thường xuyên có cảm giác đói bụng, thèm ăn. Một điều đặc biệt là phần lớn các mẹ bầu thường có xu hướng thèm ăn những món lạ miệng. Có thể là những món trước đó họ không thích hay chưa từng ăn.
Vòng 1 thay đổi
Thay đổi ở vòng 1 cũng là dấu hiệu sớm của thai kỳ thường gặp ở hầu hết sản phụ. Lúc này, vùng ngực của nữ giới thường mềm hơn và rất dễ bị kích thích. Ngoài ra, kích thước vòng 1 có xu hướng to ra và nặng hơn, nhiều chị em bị đau tức ngực, phần núm vú, nhũ hoa sẫm màu hơn bình thường.
Khó thở, hụt hơi
Ngoài căng tức vùng bụng dưới thì các mẹ bầu còn bị khó thở, hụt hơi. Đây là biểu hiện rất dễ gặp ở phụ nữ lần đầu mang thai. Tình trạng này thường diễn ra trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, một số mẹ bầu có thể bị hụt hơi, khó thở kéo dài suốt quá trình mang thai.
Nguyên nhân chính là do khi mang thai, cơ thể người phụ nữ cần nhiều oxy hơn để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Ngoài ra, sự tăng cao đột ngột của nồng độ hormone progesterone cũng được cho là yếu tố liên quan khiến mẹ bầu thường xuyên khó thở, hụt hơi.
Cách giảm cơn đau tức bụng do mang thai hiệu quả
Như vậy, chị em đã có cho mình câu trả lời cho băn khoăn: căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không? Vậy làm thế nào để giảm triệu chứng căng tức bụng này?
● Xây dựng và duy trì thực đơn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường bổ sung rau và trái cây giúp làm giảm cơn đau bụng.
● Nạp thêm khoáng chất đúng liều lượng phù hợp với chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
● Vận động nhẹ nhàng, có thể tập thêm những bài yoga dành cho bà bầu để giúp làm giảm cơn đau bụng dưới.
● Massage nhẹ nhàng cho cơ thể, tắm nước nóng và không nên mặc quần áo quá bó sát.
● Uống đủ nước mỗi ngày, kiêng ăn những loại thực phẩm chứa nhiều tinh bọt và các món chế biến sẵn vì đây là nguyên nhân gây chứng táo bón, đau tức bụng.
● Nữ giới có thể kê thêm một chiếc ghế thấp cho chân khi ngồi để làm dịu cơn đau bụng, bên cạnh đó không nên đứng quá lâu và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
● Ăn nhiều chuối và nho khô giúp bổ sung thêm nước, canxi và kali cho cơ thể.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp chị em nữ giới biết được căng tức bụng dưới có phải dấu hiệu mang thai không? Tốt nhất, nữ giới hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa ngay khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng khác lạ nào, đặc biệt khi cơn đau tức bụng dưới kéo dài dai dẳng. Thông qua thăm khám, bác sĩ mới có đủ cơ sở xác định tình trạng bệnh và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.
Nếu còn thắc mắc gì về tình trạng căng tức bụng dưới hay vấn đề liên quan đến sức khỏe thai kỳ, nữ giới có thể gọi tới số Hotline: 0961300273 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< của phòng khám Đa khoa Trường Hải để được các chuyên viên y tế nhiều năm kinh nghiệm giải đáp cặn kẽ và hỗ trợ tận tình nhất.