Trĩ tắc mạch là một biến chứng phức tạp của bệnh trĩ. Khi bị trĩ tắc mạch, các búi trĩ có thể viêm sưng, nhiễm trùng gây nhiều đau đớn và nguy hiểm cho người bệnh. Vậy, trĩ tắc mạch là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về trĩ hỗn hợp tắc mạch: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Trĩ hỗn hợp tắc mạch là bệnh gì?

Trĩ hỗn hợp tắc mạch hay còn có tên gọi khác nhồi máu trĩ, đây là tình trạng các tĩnh mạch bên trong mạng lưới mạch ở vùng hậu môn – trực tràng bị chèn ép trong thời gian dài khiến hình thành các cục máu đông và gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch máu. 

Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ hỗn hợp (người bệnh mắc đồng thời cả trĩ nội và trĩ ngoại) và biến chứng trĩ tắc mạch chủ yếu là do:

Trĩ hỗn hợp tắc mạch: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trĩ hỗn hợp là tình trạng người bệnh mắc đồng thời cả trĩ ngoại và trĩ nội

✛ Người bệnh ít đi lại, lười vận động, thay vào đó chỉ ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu và liên tục trong thời gian dài.

✛ Những người đang mắc các bệnh lý như giãn phế quản, phế quản mãn tính, suy tim hoặc thường xuyên vận động, làm việc nặng sẽ khiến gia tăng áp lực đến khoang bụng nhiều hơn người bình thường. Do đó, áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn cũng tăng lên rồi gây ra hiện tượng trĩ hỗn hợp tắc mạch

✛ Rối loạn nhu động ruột khi bị khó tiêu, táo bón lâu ngày, dùng lực rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài khiến tăng áp lực lên vùng hậu môn – trực tràng và dẫn đến trĩ tắc mạch. 

✛ Những bệnh nhân đang mắc u trực tràng cũng có khả năng cao bị trĩ hỗn hợp tắc mạch. Bởi những khối u này sẽ cản trở mạch máu lưu thông tại vùng hậu môn, chèn ép nặng nề và hình thành nên bệnh.

Trĩ hỗn hợp tắc mạch cũng thường xuất hiện ở những phụ nữ đang trong quá trình mang thai. Khi thai nhi phát triển lớn sẽ gây chèn ép lên tĩnh mạch ở vùng chậu và gây ra bệnh.

✛ Những trường hợp đang bị stress, căng thẳng, mệt mỏi,… bởi áp lực công việc, học tập cũng khiến cho hoạt động trao đổi chất ở bên trong cơ thể diễn ra khó khăn hơn. Từ đó hình thành nên tình trạng khó tiêu, táo bón và tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng đặc trưng của trĩ hỗn hợp tắc mạch

Trĩ tắc mạch thường có dấu hiệu, triệu chứng như bệnh trĩ nhưng với mức độ nghiêm trọng hơn. Tùy theo kích thước của cục máu đông và thể trạng sức khỏe của người bệnh mà các triệu chứng trĩ hỗn hợp tắc mạch sẽ có biểu hiện khác nhau. Cụ thể như sau” 

Đi ngoài ra máu

Đi đại tiện ra máu đỏ tươi chính là triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ hỗn hợp. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ nhận thấy được khi đi vệ sinh có máu tươi dính trên giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân. Tuy nhiên, khi bị trĩ hỗn hợp tắc mạch, hiện tượng đại tiện ra máu sẽ nghiêm trọng hơn, có thể chảy thành giọt hoặc bắn thành từng tia. Một số trường hợp người bệnh do chảy máu quá nhiều dẫn đến thiếu máu nặng, da xanh xao, chóng mặt, ngất xỉu,… 

Xuất hiện dịch nhầy ở hậu môn

Vùng hậu môn của người bệnh bị trĩ hỗn hợp tắc mạch còn xuất hiện nhiều dịch nhầy. Tình trạng này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy ẩm ướt, khó chịu ở vùng hậu môn, đôi khi kèm theo mùi hôi nặng. 

Trĩ hỗn hợp tắc mạch: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Triệu chứng trĩ hỗn hợp tắc mạch diễn ra với mức độ nghiêm trọng hơn

Ngứa rát vùng hậu môn

Dịch nhầy cùng với sự hình thành của các búi trĩ ngoại khiến người bệnh ngứa ngáy thường xuyên, vướng víu và gây cảm giác khó chịu, bứt rứt, dễ nóng giận. Ngoài ra, trĩ hỗn hợp tắc mạch còn có thể gây nứt kẽ hậu môn ở một số bệnh nhân. 

Búi trĩ sa ra ngoài

Các búi trĩ nội và trĩ ngoại có thể tự động thụt lên, phải dùng tay đẩy vào hoặc không thể đẩy vào bên trong ống hậu môn. Tình trạng này gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt thường ngày, nhất là khi ngồi xuống và lúc đi đại tiện. 

Đau rát hậu môn

Tình trạng táo bón thường xuyên khi bị trĩ hỗn hợp có thể làm cho vùng hậu môn – trực tràng bị trầy xước gây đau rát. Người bệnh có thể chỉ hơi đau rát, khó chịu và cảm giác hơi nóng bỏng ở xung quanh hậu môn. 

Trĩ hỗn hợp tắc mạch có nguy hiểm không?

Với những trường hợp phát hiện tắc mạch trĩ thì chứng tỏ bệnh tình đang và đã dẫn trở nặng. Các triệu chứng bệnh ngày một rõ ràng mà điển hình là những cơn đau buốt kéo dài, tiếp theo đó sẽ xuất hiện một hoặc vài mảng hoại tử khô ở trên bề mặt hơi sưng tấy. Diện tích hoại tử bị lở loét dễ gây nhiễm khuẩn búi trĩ dẫn tới nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. 

Trong trường hợp này, người bệnh vừa bị ảnh hưởng lớn về sức khỏe vừa gặp khó khăn trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng phương pháp, bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch có thể gây ra những hậu quả khôn lường, tâm lý người bệnh thêm hoang mang và gây khó khăn hơn trong việc điều trị. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch như thế nào?

Phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch có thể được áp dụng theo hướng điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa dựa vào mức độ bệnh tình và khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. 

Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị này thường được chỉ định đối với những trường hợp bị tắc mạch trĩ ở mức độ nhẹ. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn đó là thuốc giảm đau, thuốc chống viêm nhiễm, thuốc chống phù, thuốc chống táo bón, kháng sinh,… 

Người bệnh có thể kết hợp sử dụng thuốc dưới dạng viên uống hoặc bôi ngoài da với liều lượng phù hợp và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng việc giữ gìn vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để hạn chế tình trạng viêm nhiễm. 

Trĩ hỗn hợp tắc mạch: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Tùy mức độ bệnh trĩ tắc mạch mà bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp

Điều trị ngoại khoa

Can thiệp ngoại khoa thường được chỉ định với những trường hợp bị trĩ hỗn hợp tắc mạch ở mức độ nặng hoặc không thể đáp ứng với điều kiện điều trị nội khoa. Người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tiến hành phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn phần máu đông (phẫu thuật loại bỏ huyết khối). 

Lưu ý, các trường hợp tắc mạch trĩ đã gây ra biến chứng nhiễm trùng thì người bệnh cần điều trị triệt để tình trạng nhiễm trùng mới có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ huyết khối. Đồng thời, người bệnh nên tìm đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín, lựa chọn những phương pháp phẫu thuật loại bỏ huyết khối hiện đại, ít đau, ít xâm lấn, mang lại hiệu quả cao và an toàn. 

Hiện nay, phẫu thuật cắt trĩ theo phương pháp Longo đang được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ tắc mạch. Phương pháp này thực hiện nhanh chóng, người bệnh phục hồi nhanh, nhiều trường hợp có thể ra viện sau 48 giờ phẫu thuật. 

Trên đây là những thông tin chia sẻ về bệnh trĩ hỗn hợp tắc mạch: dấu hiệu nhận biết và cách điều trị. Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ hỗn hợp khi không được điều trị kịp thời, có thể gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe. Vì thế, khi có dấu hiệu bệnh trĩ, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt. 

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám, điều trị bệnh trĩ hỗn hợp có thể liên hệ qua Hotline: 0961300273 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để đặt lịch khám cùng bác sĩ của phòng khám Đa khoa Trường Hải. Toàn bộ quá trình điều trị bệnh trĩ tại phòng khám đều được thực hiện bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ tài giỏi, dày dặn kinh nghiệm thực tiễn. Tùy theo tình trạng bệnh lý của từng bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả, giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi nỗi ám ảnh về bệnh trĩ.