Viêm buồng trứng nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản của nữ giới. Vậy, dấu hiệu viêm buồng trứng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết về biểu hiện và phương pháp điều trị viêm buồng trứng hiện nay đến bạn đọc. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Tìm hiểu viêm buồng trứng là bệnh gì?

Viêm buồng trứng là hiện tượng buồng trứng bị viêm, nhiễm trùng tồn tại ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Buồng trứng bị viêm nhiễm sẽ gây cản trở quá trình phát triển của các nang trứng, dẫn đến nguy cơ hiếm muộn vô sinh ở nữ giới hoặc biến chứng thành ung thư buồng trứng. 

Viêm buồng trứng do nhiều nguyên nhân gây ra như vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm men,… Những loại vi khuẩn này có thể ký sinh trong cơ quan sinh dục của nữ giới hoặc lây nhiễm qua con đường quan hệ tình dục. 

Dấu hiệu viêm buồng trứng như thế nào?

Có nhiều yếu tố tác động làm tăng nguy cơ viêm buồng trứng ở nữ giới 

Những trường hợp sau đây được cho là yếu tố tác động gây viêm nhiễm buồng trứng ở phụ nữ:

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Cơ quan sinh dục của nữ giới là khu vực rất nhạy cảm. Vì thế, nếu chị em không chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, không vệ sinh “cô bé” trước và sau khi quan hệ tình dục, không thường xuyên thay băng vệ sinh trong ngày đèn đỏ,…. sẽ khiến vi khuẩn xâm nhập, tấn công vào bên trong cơ quan sinh sản và gây bệnh. 

Quan hệ tình dục không an toàn: Việc quan hệ tình dục thiếu an toàn, quan hệ với nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su khi quan hệ,… sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn lây lan qua đường tình dục (lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục, sùi mào gà,…). Chúng sẽ tấn công vào cơ quan sinh dục và di chuyển lên buồng trứng gây viêm nhiễm. 

Mắc bệnh phụ khoa: Một số bệnh lý phụ khoa như viêm nội mạc cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng,… cũng được xem là yếu tố gây viêm nhiễm buồng trứng ở nữ giới. Do các tuyến sinh dục này có mối liên quan với nhau và ở vị trí lân cận buồng trứng. 

Thực hiện thủ thuật phụ khoa không an toàn: Việc thực hiện các thủ thuật phụ khoa hay nạo phá thai không đảm bảo an toàn có thể khiến cổ tử cung bị tổn thương và gây viêm nhiễm phúc mạc ở nữ giới. Tình trạng viêm nhiễm này lâu ngày không được chữa trị sẽ lây lan viêm nhiễm sang buồng trứng.

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Dấu hiệu viêm buồng trứng dễ nhận biết

Bệnh viêm buồng trứng tiến triển qua hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ gặp các dấu hiệu viêm buồng trứng khác nhau. Cụ thể: 

Triệu chứng viêm buồng trứng cấp tính

Triệu chứng, dấu hiệu viêm buồng trứng đặc trưng của giai đoạn cấp tính đó là: 

✛ Rối loạn kinh nguyệt kéo dài trong nhiều tháng liên tiếp, kinh nguyệt thường xuyên không ổn định, kỳ kinh có thể xuất hiện hoặc mất trong một khoảng thời gian nhất định.

✛ Ở vị  trí bụng dưới thường xuyên xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ và bụng căng tức. Cơn đau có thể lan sang 2 bên hông, khu vực thắt lưng và hạ vị.

✛ Người bệnh có triệu chứng buồn nôn, nôn ói, sốt, thân nhiệt tăng cao bất thường. 

✛ Một số người bệnh còn có dấu hiệu viêm buồng trứng khác là đau tức ngực, cơ thể mệt mỏi, xanh xao, rối loạn tiêu hóa, sưng hậu môn, đau rát hậu môn khi đi đại tiện,… 

Dấu hiệu viêm buồng trứng như thế nào?

Các dấu hiệu viêm buồng trứng thường gặp nhất

Triệu chứng viêm buồng trứng mãn tính

Đây là hậu quả của viêm buồng trứng cấp tính nhưng tái đi tái lại nhiều lần và không được điều trị khỏi dứt điểm. Các dấu hiệu viêm buồng trứng ở giai đoạn mãn tính bao gồm: 

✛ Rối loạn kinh nguyệt mức độ nghiêm trọng trong thời gian dài, ra máu kinh màu đen, nhiều cặn và vón cục.

✛ Đau bụng dữ dội, quằn quại, đau nhức mỏi ở vùng chậu, thắt lưng, bụng dưới và thường không đáp ứng với các loại thuốc giảm đau.

✛ Quan sát thấy vùng bụng dưới căng trướng, ấn vào đau nhức, mức độ cơn đau càng tăng lên khi người bệnh vận động mạnh, hắt hơi, ho hoặc ngay cả khi hít thở. 

✛ Âm đạo tiết ra khí hư bất thường, nhiều hoặc ít hơn, quá loãng hoặc quá đặc và màu sắc bất thường (xanh, trắng đục, vàng, có bã,…).

✛ Vùng kín xuất huyết bất thường dù không phải đang trong chu kỳ kinh nguyệt.

✛ Người bệnh còn gặp các dấu hiệu viêm buồng trứng toàn thân là sốt cao, mệt mỏi toàn thân, sụt cân nhanh chóng,… 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Chẩn đoán và điều trị viêm buồng trứng

Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, viêm buồng trứng sẽ khiến sức khỏe của nữ giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tới khả năng sinh sản và tính mạng. Vì thế, khi có dấu hiệu viêm buồng trứng, nữ giới nên đi thăm khám, chẩn đoán bệnh càng sớm càng tốt.

Phương pháp chẩn đoán viêm buồng trứng

Các dấu hiệu viêm buồng trứng thường được biểu hiện rõ ràng, giúp bác sĩ chuyên khoa dễ dàng đánh giá và đưa ra kết luận về tình trạng bệnh thông qua khám lâm sàng. Tuy nhiên, để biết chính xác cơ quan bị viêm nhiễm là buồng trứng và xác định nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định nữ giới thực hiện một số xét nghiệm cần thiết sau:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp xét nghiệm phân tích công thức máu sẽ giúp xác định một số chất lạ hoặc tăng tỷ lệ các chất trong máu, kiểm tra kháng thể và phát hiện khối u ung thư như nồng độ CA125, CA15, HE4,… 
  • Siêu âm buồng trứng: Được thực hiện bằng thiết bị đầu dò âm đạo hoặc siêu âm bụng 
  • Nuôi cấy dịch tiết âm đạo: Giúp xác định loại virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây viêm nhiễm buồng trứng, từ đó áp dụng phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Một số phương pháp xét nghiệm khác: Với những trường hợp nghi ngờ viêm nhiễm là biểu hiện của ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm sinh thiết, chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính CT scan, chụp cộng hưởng từ MRI. 

Hướng điều trị bệnh

Những phương pháp điều trị bệnh viêm buồng trứng ở nữ giới được áp dụng phổ biến hiện nay là: 

Dấu hiệu viêm buồng trứng như thế nào?

Tùy thuộc vào mức độ viêm buồng trứng mà bác sĩ chỉ định phương pháp chữa trị phù hợp

  • Điều trị nội khoa

Dùng thuốc là biện pháp được ưu tiên áp dụng hàng đầu đối với những bệnh nhân bị viêm buồng trứng, nhất là trong trường hợp cấp tính. Tùy vào tần suất và mức độ triệu chứng, dấu hiệu viêm buồng trứng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc với liều lượng phù hợp. Thông thường, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gồm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,… cho bệnh nhân bị viêm buồng trứng sử dụng. 

Bên cạnh tuân thủ chỉ định dùng thuốc do bác sĩ chuyên khoa chỉ định, người bệnh cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống thanh đạm, uống đủ nước, kết hợp vệ sinh vùng kín sạch sẽ, kiêng quan hệ tình dục,… để hỗ trợ đạt kết quả điều trị bệnh viêm buồng trứng tốt nhất, ngăn ngừa biến chứng. 

  • Can thiệp ngoại khoa

Phương pháp điều trị này được chỉ định áp dụng cho những trường hợp viêm buồng trứng giai đoạn nặng, có biến chứng áp xe, khối u buồng trứng quá lớn và buồng trứng bị dính tắc gây nghẽn ống dẫn trứng. Tùy mức độ tổn thương mà bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành cắt bỏ một hoặc cả hai bên buồng trứng để ngăn chặn biến chứng bội nhiễm lây lan, phát sinh các tế bào ung thư. Tuy nhiên, cần cân nhắc vì khi đã cắt bỏ buồng trứng nữ giới sẽ không còn khả năng sinh sản nữa.

Qua những thông tin chia sẻ ở bài viết, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về viêm buồng trứng là bệnh gì? Dấu hiệu viêm buồng trứng như thế nào? Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về bệnh viêm buồng trứng, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Trường Hải thông qua số Hotline: 0220 653 3666 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm giải đáp chi tiết và hỗ trợ tận tình nhất.