Viêm vùng kín do nấm Candida là bệnh phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới. Căn bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt mà còn tác động xấu tới khả năng sinh sản của chị em phụ nữ. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh nấm Candida vùng kín: nguyên nhân,dấu hiệu, cách chữa trị qua bài viết sau đây. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Nấm Candida vùng kín là bệnh gì?

Viêm vùng kín do nấm Candida hay nhiễm nấm âm đạo là bệnh nhiễm trùng do sự phát triển quá mức của nấm Candida Albicans ở âm đạo, dẫn đến tình trạng kích ứng, ngứa, tiết nhiều khí hư và đau rát tại bộ phận sinh dục.

Thực tế, Candida Albicans là một loại nấm men sống ký sinh chủ yếu ở vùng kín của người phụ nữ. Khi cơ thể khỏe mạnh, môi trường âm đạo cân bằng, nấm Candida tồn tại ở dạng bào tử và không gây hại. Tuy nhiên, khi cơ thể nữ giới bị suy giảm sức đề kháng, rối loạn nội tiết tố, nhiễm vi khuẩn,… dẫn đến mất cân bằng môi trường pH ở âm đạo thì chúng mới có cơ hội phát triển mạnh, gây viêm nhiễm tại cơ quan này. 

Theo các kết quả khảo sát, có hơn 75% phụ nữ bị nhiễm nấm Candida vùng kín ít nhất một lần trong đời. Nếu không được chữa trị đúng cách và chăm sóc tốt, khả năng tái nhiễm là rất cao. Nhiều trường hợp nhiễm nấm vùng kín dai dẳng không thể chữa trị dứt điểm được. 

Nguyên nhân gây nấm Candida vùng kín là do đâu?

Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến nhiễm nấm Candida vùng kín đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày và có thể phòng ngừa được. Vì thế, việc nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng trong quá trình dự phòng bệnh. 

Vệ sinh cá nhân kém

Việc vùng kín không được vệ sinh sạch sẽ, quần lót ẩm ướt, nguồn nước bị ô nhiễm, không thay băng vệ sinh thường xuyên,… sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Bên cạnh đó, thói quen thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo, lạm dụng dung dịch vệ sinh hay nước hoa vùng kín,… cũng gây mất cân bằng môi trường pH âm đạo, khiến nấm Candida sinh sôi, phát triển mạnh. 

Nấm candida vùng kín: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị

Nguyên nhân dẫn đến nấm Candida vùng kín thường do thói quen sinh hoạt của nữ giới

Quan hệ tình dục không an toàn

Nguy cơ nhiễm nấm Candida có thể bắt nguồn từ những hoạt động tình dục thiếu an toàn như: quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su,… Ngoài ra, nấm Candida có thể lây lan qua các vật dụng dùng chung như quần lót, khăn, sextoy,… với người mắc bệnh. 

Sử dụng kháng sinh lâu ngày

Thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh lý do nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, thuốc kháng sinh cũng diệt luôn cả vi khuẩn có lợi bên trong âm đạo. Do đó, chị em nữ giới dùng thuốc kháng sinh liều cao, lạm dụng  thuốc trong thời gian dài sẽ gây mất cân bằng hệ vi sinh tự nhiên ở âm đạo, tạo điều kiện cho nấm Candida hoạt động mạnh và gây viêm nhiễm. 

Dùng băng vệ sinh kém chất lượng

Làn da vùng kín rất nhạy cảm nên khi tiếp xúc với hóa chất, chất lạ dễ gây kích ứng và nổi mẩn ngứa. Do đó, nếu chị em nữ giới sử dụng băng vệ sinh, tampon, cốc nguyệt san,.. kém chất lượng, sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng ngược cực kỳ nguy hiểm. Bên cạnh đó, nếu nữ giới không thay băng vệ sinh thường xuyên, thậm chí những ngày ra kinh ít cũng không thay băng ít nhất 4  tiếng/ lần sẽ khiến nấm men phát triển mạnh và gây viêm. 

Mắc bệnh tiểu đường hoặc đang mang thai 

Đặc điểm của loại nấm Candida là “hảo đường”, do đó những nữ giới có lượng đường trong máu cao, đang bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm nấm hơn người bình thường. Ngoài ra, phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân điều trị bằng liệu pháp hóa trị, xạ trị cũng có nguy cơ nhiễm nấm Candida vùng kín rất cao. Mặt khác, đây cũng là những đối tượng có hệ miễn dịch suy giảm nên bệnh nấm Candida âm đạo cũng tái phát thường xuyên hơn. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Triệu chứng nhiễm nấm Candida vùng kín ở nữ giới

Các triệu chứng, biểu hiện lâm sàng sẽ tùy theo mức độ nhiễm và tình trạng của mỗi người. Trong đó, các dấu hiệu nhiễm nấm Candida vùng kín thường gặp nhất đó là: 

Nấm candida vùng kín: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị

Dấu hiệu nhiễm nấm Candida vùng kín như thế nào?

Ra nhiều khí hư: Khí hư tiết ra bất thường, nhiều, có màu trắng đục, đôi khi kèm theo mùi hôi tanh khó chịu là một trong những dấu hiệu báo cho chị em nữ giới biết nguy cơ bản thân đang nhiễm phải nấm Candida vùng kín

Ngứa ngáy âm đạo: Bình thường nữ giới có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu vùng kín khi bị nhiễm nấm Candida. Tuy nhiên, biểu hiện này càng rõ rêth hơn khi quan hệ tình dục. Không chỉ ngứa ngáy, âm đạo nữ giới còn kèm theo triệu chứng đau rát, gây cản trở đời sống vợ chồng. 

Vùng kín nóng, rát: Dấu hiệu này càng rõ ràng hơn mỗi khi nữ giới đi vệ sinh hoặc trong lúc giao hợp. 

Sưng âm đạo: Khi bị nhiễm nấm Candida vùng kín, nữ giới sẽ thấy âm đạo bị sưng, xuất hiện các nốt ban đỏ. Trong trường hợp nặng, có thể gây sưng tấy, phù nề ở âm hộ, môi lớn, môi bé và lan ra cả vùng bẹn và đùi. 

Tư Vấn Trực Tuyến Miễn Phí

Biện pháp điều trị nấm Candida vùng kín hiệu quả

Sau khi đã có được kết quả thăm khám, chẩn đoán, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. Thông thường, để tiêu diệt nấm Candida vùng kín, biện pháp dùng thuốc là phổ biến nhất. Người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các chỉ định của bác sĩ để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao. 

Sử dụng thuốc đặt âm đạo

Đặt thuốc là âm đạo là một trong những biện pháp diệt nấm âm đạo hiệu quả hiện nay. Thuốc sẽ có tác dụng điều trị tại chỗ, loại bỏ nấm Candida, ngăn chặn sự phát triển của chúng gây mất cân bằng hệ vi sinh trong âm đạo.

Một số loại thuốc đặt thường được dùng trong điều trị nấm Candida vùng kín là: Canesten, Clomaz, Miko Penotran, Gyno-pevaryl,… Thông thường, liều dùng của một lần đặt thuốc điều trị nấm Candida âm đạo kéo dài từ 7 đến 10 ngày. Nếu sử dụng thuốc đặt quá liều có thể gây nhờn thuốc, khó khăn trong điều trị và khiến bệnh tái phát lại. 

Nấm candida vùng kín: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị

Bệnh nấm vùng kín thường được điều trị bằng thuốc dạng uống và thuốc đặt âm đạo

Trong thời gian điều trị, tác dụng phụ của những loại thuốc này có thể khiến một số biện pháp tránh thai cơ học giảm công dụng. Do đó, chị em nữ giới cần lưu ý, tránh mang thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, khi dùng thuốc đặt chữa nấm Candida vùng kín, nữ giới có thể gặp một số biểu hiện như nóng, rát nhẹ, ra bã thuốc, dịch màu hồng,… 

Sử dụng thuốc uống 

Sử dụng thuốc uống thường được chỉ định cho những trường hợp bị nhiễm nấm Candida vùng kín nặng và có nguy cơ lây nhiễm sang các cơ quan lân cận. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động, tiêu diệt nấm Candida và ngăn chặn quá trình sinh sôi của chúng trong âm đạo.

Các loại thuốc uống chữa nấm vùng kín thường được sử dụng như: Flucomedil, Diflazon, Pyme Fucan,… Người bệnh lưu ý thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc để nhanh chóng chữa khỏi bệnh và đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Không nên tự ý mua và sử dụng thuốc trị nấm Candida vùng kín vì có thể gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm. 

Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh nấm candida vùng kín: nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị. Nhìn chung, hầu như trong cơ thể ai cũng tồn tại loại nấm này nhưng ở trạng thái khỏe mạnh thì chúng vô hại. Tuy nhiên, nếu chỉ cần có điều kiện thuận lợi thì nấm Candida sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển mạnh và gây viêm. 

Nếu còn thắc mắc nào khác về bệnh nấm Candida vùng kín, bạn có thể liên lệ với phòng khám Đa khoa Trường Hải thông qua số Hotline: 0220 653 3666 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm giải đáp rõ ràng và hỗ trợ tận tình nhất.