Mục Lục
Nhiều bệnh nhân khi phát hiện mình mắc phải bệnh sùi mào gà ở miệng thường có tâm lý xấu hổ, e ngại nên không dám đi thăm khám và thường băn khoăn rằng liệu sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không? Vấn đề này sẽ được chúng tôi làm rõ ở bài viết dưới đây, mời bạn đọc theo dõi!
Sùi mào gà ở miệng là bệnh gì?
Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Triệu chứng bệnh sùi mào gà có thể xuất hiện ở nhiều trị trên cơ thể. Khi những dấu hiệu sùi mào gà xuất hiện ở miệng thì được gọi là sùi mào gà ở miệng. Có thể phân loại bệnh sùi mào gà ở lưỡi, miệng như sau:
✛ U nhú hình vảy: Không giống như những vết lở loét thông thường, các vùng da bị bệnh thường sần sùi, có hình dạng tương tự như hoa súp lơ và dễ dàng quan sát bằng mắt thường.
✛ Mụn cóc: Đây là dạng sùi mào gà ở lưỡi rất phổ biến do virus HPV – 2 và HPV – 4 gây ra.
✛ Bệnh Heck: Người bệnh bị sưng đỏ lớp biểu mô lưỡi. Nguyên nhân gây bệnh thường là do virus HPV – 13 và HPV – 32.
Vì sao mắc bệnh sùi mào gà ở miệng?
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây lây nhiễm virus HPV qua đường miệng và gây khởi phát bệnh, trong đó phổ biến nhất phải kể đến là do:
Quan hệ tình dục bằng miệng
Sự gia tăng hoạt động tình dục bằng đường miệng được cho là một mối nguy cơ lớn gây lây nhiễm virus HPV gây bệnh sùi mào gà. Nguy cơ này sẽ gia tăng ở những người có đời sống tình dục phức tạp, quan hệ với nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su trong quá trình ân ái, khi đó nguy cơ nhiễm HPV qua đường miệng tăng đến 20%.
Hôn môi
Hôn cũng được đánh giá là một yếu tố nguy cơ khiến virus HPV có thể truyền từ miệng người bệnh sang miệng người lành. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm sùi mào gà qua con đường này rất thấp.
Hút thuốc
Thói quen hút thuốc lá chung là nguyên nhân khiến virus HPV gây bệnh sùi mào gà ở miệng lây truyền từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Ngoài ra, khói thuốc lá cũng là yếu tố thúc đẩy bệnh phát triển mạnh mẽ và nghiêm trọng hơn.
Sử dụng chung đồ cá nhân
Thói quen sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm virus HPV có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc bệnh sùi mào gà khi virus lây truyền qua vết thương hở.
Ngoài ra những người có thói quen hay cắn móng tay cũng có thể bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà ở miệng. Cụ thể, khi bạn chạm tay vào vết loét sùi mào gà của người bị bệnh và sau đó đưa tay lên miệng thì vô tình đưa virus HPV xâm nhập vào bệnh cơ thể gây khởi phát bệnh.
Triệu chứng nhận biết bệnh sùi mào gà ở miệng
Sùi mào gà ở miệng không chỉ có thời gian ủ bệnh khá dài mà triệu chứng bệnh còn tương đối giống với nhiệt miệng hay các bệnh lý về răng miệng khác. Chính điều này đã khiến nhiều bệnh nhân chủ quan trong việc thăm khám, điều trị bệnh sớm và họ cũng thường thắc rằng: sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không?
Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng của bệnh sùi mào gà ở miệng quả từng giai đoạn:
Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng giai đoạn sớm
Giai đoạn ủ bệnh sùi mào gà ở miệng kéo dài từ 2 đến 9 tháng, khi đó người bệnh sẽ không gặp triệu chứng và dấu hiệu bất thường nào nên hầu hết không phát hiện mình bị nhiễm virus HPV. Khi bệnh khởi phát thời gian đầu, ở họng, lưỡi người bệnh sẽ xuất hiện nhiều mảng trắng bất thường, gây đau rát và khó chịu khi ăn hoặc lúc nhai nuốt.
Những mảng trắng này ban đầu xuất hiện ở vùng miệng, lưỡi ở dạng các nốt mụn nhỏ li ti màu trắng hoặc hồng, rất giống với bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, sau nhiều ngày, các nốt mụn này không biến mất mà sẽ phát triển lớn dần trở thành hình dạng giống như mào gà.
Dấu hiệu sùi mào gà ở miệng giai đoạn toàn phát
Khi đến giai đoạn toàn phát, các nốt sùi mào gà có kích thước lớn và mọc nhiều trong miệng sẽ khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, mất tự tin khi giao tiếp. Từ đó gây ra tình trạng chán ăn, người bệnh có thể bị sụt cân nhanh chóng do không ăn uống được.
Triệu chứng sùi mào gà ở miệng giai đoạn nặng là các u nhú phát triển lớn, lưỡi bị sưng và tê nặng, bên trong khoang miệng xuất hiện nhiều phát ban, mẩn đỏ. Virus HPV lan rộng còn gây đau xương hàm, đau amidan và tấn công vào nhiều vị trí khác xung quanh miệng khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Giải đáp: Sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không?
Khi chẳng may mắc phải bệnh lý này, sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không là vấn đề được người bệnh quan tâm nhất. Thực tế, hiện nay chỉ mới có vacxin phòng ngừa bệnh chứ chưa có thuốc để điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà. Do đó, bệnh sùi mào gà ở miệng không thể tự khỏi được.
Đối với những bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, bỏng rát thì buộc phải đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời. Đây là những trường hợp bệnh nhân trở nặng, cần được bác sĩ thăm khám, theo dõi do sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không là hoàn toàn không thể tự khỏi.
Hiện tại, các biện pháp điều trị bệnh sùi mào gà ở miệng được áp dụng phổ biến là:
● Sử dụng thuốc: Tác dụng của các loại thuốc là làm khô và rụng dần u sùi mào gà. Có thể dùng thuốc dạng uống, tiêm hoặc kem bôi,…
● Điều trị bằng liệu pháp đốt điện: Các bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện để là nóng những nốt sùi mào gà, từ đó tiêu diệt virus HPV gây bệnh. Năng lượng điện sẽ tác dụng trực tiếp lên vùng da niêm mạc bị tổn thương để loại bỏ độc tố và các mảng tế bào dư thừa. Khi thực hiện phương pháp điều trị sùi mào gà ở miệng này, người bệnh có thể bị ngứa và đau rát nhưng tác dụng phụ thường không kéo dài quá lâu.
● Liệu pháp lạnh: Là sử dụng nitơ lỏng để đông lạnh và tác động lên những vùng da bị bệnh nhằm cải thiện tình trạng bệnh. Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ như bỏng lạnh, đau rát, để lại sẹo,..
● Phẫu thuật: Nếu các phương pháp khác không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc đến can thiệp phẫu thuật để loại bỏ những nốt sùi mào gà trên miệng người bệnh.
● Đốt laser: Dùng tia laser CO2 để đốt các nốt sùi mào gà và loại bỏ chúng triệt để.
Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cần chú ý tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung các loại vitamin A, C, E,… và xây dựng lối sống lành mạnh, từ đó giúp cơ thể có những phản ứng tốt hơn với chủng loại virus và hạn chế nguy cơ tái phát bệnh. Đồng thời, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm virus HPV gây sùi mào gà cho bạn tình.
Như vậy, bệnh sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không là không thể tự khỏi mà phải áp dụng các phương pháp chữa trị khác nhau. Do đó, khi có dấu hiệu sùi mào gà ở miệng, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, làm xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp, kịp thời ngăn chặn biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Ngoài sùi mào gà ở miệng có tự khỏi được không, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về bệnh lý này, bạn có thể liên hệ với phòng khám Đa khoa Trường Hải thông qua số Hotline: 0961300273 hoặc nhắn tin vào khung chat >>Tư Vấn Trực Tuyến<< để được các chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm giải đáp rõ ràng và hỗ trợ tận tình nhất.